Hướng dẫn chi tiết từ A-Z cách vệ sinh cọ trang điểm
Cọ trang điểm là vật dụng có quyết định “sống còn” với lớp make up. Nếu thường xuyên sử dụng mà không biết cách vệ sinh cọ trang điểm thì chẳng khác gì bạn đang tự tạo mối nguy cho làn da của mình.
Tại sao nên vệ sinh cọ trang điểm?
- Tránh tình trạng kích ứng da, nổi mụn hay viêm nhiễm da.
- Cọ sạch giúp lớp trang điểm đều màu, mịn màng
- Hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông bởi bụi bẩn
- Tăng độ đàn hồi và mềm mại cho lông cọ, kéo dài tuổi thọ của cọ
Vệ sinh cọ trang điểm thường xuyên tránh gây kích ứng da
Bao lâu thì cần vệ sinh cọ?
Chúng ta nên vệ sinh cọ trang điểm với tần suất thế nào là phù hợp? Thông thường mọi người hay nghe nói chỉ cần hàng tuần là đủ nhưng thật ra có một số vật dụng nên vệ sinh hằng ngày vì chúng có nguy cơ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn từ da thừa và dầu nhờn trên mặt nhiều hơn bình thường.
- Đối với cọ dùng với bột như phấn hồng, phấn phủ: 1-2 lần/ tuần là đủ.
- Dụng cụ sử dụng cho sản phẩm dạng lỏng hoặc kem như kem nền, kem che khuyết điểm và phấn mắt: Nên làm sạch hằng ngày vì chúng để chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Với bọt biển: Cũng nên vệ sinh hằng ngày, sau mỗi lần sử dụng vì bọt biển hay thường xuyên bị ẩm ướt nên cũng dễ sinh sôi vi khuẩn.
Nên vệ sinh cọ trang điểm bằng sản phẩm nào?
Cọ trang điểm nên được thường xuyên vệ sinh để tránh gây hại cho da và xài lâu hơn. Việc chọn sản phẩm làm sạch cọ trang điểm tuỳ thuộc nhu cầu và tần suất trang điểm của mỗi người.
- Dung dịch vệ sinh cọ trang điểm chuyên dụng: dành cho các cô nàng thường xuyên trang điểm, bạn nên chọn các loại nước rửa cọ có thành phần dịu nhẹ tránh gây kích ứng.
- Các sản phẩm có sẵn tại nhà như sữa tắm em bé, dầu gội dịu nhẹ, sữa rửa mặt, nước rửa chén: có hoạt động hiệu quả trong việc tẩy sạch mỹ phẩm dạng lỏng, nhũ hóa các lớp nền và kem che khuyết điểm. Chúng đều có công dụng làm sạch cọ mà không khiến cọ mất đi mềm mại và đàn hồi.
Một vài người lại dùng dầu oliu hoặc dấm nhưng thực sự đây không phải là cách vệ sinh cọ trang điểm nên dùng, tốt hơn là kết hợp với những sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ như trên.
Đừng “lười” vệ sinh cọ trang điểm nếu bạn không muốn tổn thương da và khiến lớp makeup kém hoàn hảo
Từ A - Z cách vệ sinh cọ trang điểm
Sau khi có được thông tin về tần suất và sản phẩm vệ sinh, hãy cùng bắt tay vào thực hiện cách vệ sinh cọ trang điểm theo 7 bước Thefaceshop hướng dẫn:
Bước 1:
Nên làm ướt cọ bằng nước ấm. Chú ý không nên dính nước vào thân cọ vì sẽ dễ làm mất đi lớp keo dính.
Bước 2:
Cho một ít sản phẩm tẩy rửa ra lòng bàn tay, trộn thêm chút dầu oliu nguyên chất nếu có để dưỡng ẩm cho đầu cọ.
Bước 3:
Xoay nhẹ đầu cọ trong lòng bàn tay vào dung dịch vệ sinh tầm 15-20 giây. Nên kết hợp luồn lông cọ qua các ngón tay để làm sạch kỹ hơn. Chỉ cần xoay nhẹ, tránh ấn mạnh làm mất dáng cọ. Hoặc cũng có thể cho dung dịch vào chén nhỏ và ngâm cọ. Nếu số lượng cọ cần vệ sinh nhiều thì bạn cũng cần thay nước làm sạch nhé.
Bước 4:
Xả lại bằng nước sạch trong ít nhất 20-30 giây để đảm bảo hết xà phòng.
Bước 5:
Dùng tay vuốt nhẹ xuôi chiều lông cọ cho bớt nước. Bạn cũng có thể dùng khăn khô, sạch bóp nhẹ thấm bớt nước; không cần kéo/ chà xát mạnh tay.
Bước 6:
Dùng tay vuốt nhẹ điều chỉnh lại hình dạng đầu cọ, nếu cọ bị "méo" trong lúc ướt thì sau khi khô cũng sẽ giữ nguyên hình dạng như vậy.
Bước 7:
Hong khô nơi thoáng mát, tránh ánh nắng quá mạnh.
Tránh để dầu cọ tiếp xúc với khăn ẩm để hạn chế xuất hiện vi khuẩn
Lưu ý khi vệ sinh cọ trang điểm
Nếu biết cách rửa cọ trang điểm đúng cách, đúng lúc thì tuổi thọ các dụng cụ làm đẹp này có thể trong vài năm. Việc rửa cọ cũng có một số lưu ý đơn giản.
- Cách phơi cọ trang điểm: không nên phơi trong khi đầu cọ tiếp xúc với khăn lông, nước đọng ở khăn gây ẩm ướt sẽ dễ khiến lông cọ bị nhiễm khuẩn; cũng không dựng đứng cọ vì nước sẽ chạy ngược lại chân cọ khiên phần thân dễ bung ra sớm.
- nếu thường xuyên sử dụng thì nên thay thế cọ trang điểm sau 3 tháng để vừa giữ vệ sinh vừa đảm bảo hiệu quả trang điểm.
- Ngoài ra túi đựng cọ cũng không phải là nơi "trú ngụ" thích hợp nếu bạn cũng không thường xuyên vệ sinh. Tốt hơn nên có cốc đựng để cọ được thoáng khí hơn. Và khi thấy phần lông cọ bắt đầu mất dáng, rơi rụng thì đó là lúc bạn cần thay thế đấy.
Nguồn tham khảo
3 Ways to Clean Brushes - https://www.wikihow.com/Clean-Brushes
How to Clean Makeup Brushes - How Often Should You Clean Makeup Brushes - https://www.elle.com/beauty/makeup-skin-care/news/a15532/how-to-clean-makeup-brushes/
How to Clean Makeup Brushes - Best Makeup Brush Cleaners and Tips - https://www.goodhousekeeping.com/beauty/makeup/g2822/how-to-clean-makeup-brushes/