thefaceshopTHE FACE SHOP | Website chính thức tại Việt Nam

BHA là gì? Bí quyết sử dụng BHA cho chu trình chăm sóc da hoàn hảo

01 August, 2022

BHA là hoạt chất được tìm kiếm hàng đầu vào khoảng cuối năm 2019, cho đến hiện nay BHA vẫn được nhiều người quan tâm và sử dụng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng BHA trong chu trình skincare của mình như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đấy THEFACESHOP sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết nhất về “thần dược” này.

BHA trong mỹ phẩm là gì?

BHA (Beta Hydroxy Acid) là một hợp chất hóa học thuộc nhóm hydroxy acids. Đây là hoạt chất có tác dụng làm sạch, tẩy tế bào chết từ sâu bên trong do có khả năng tan trong dầu. Chính vì vậy, tình trạng bí, tắc lỗ chân lông cũng được xử lý triệt để khi sử dụng hoạt chất này. 

BHA là gì

Serum chứa BHA

BHA có thể xuất hiện ở nhiều sản phẩm chăm sóc da. Cụ thể, bạn có thể tìm thấy thành phần BHA trong sữa rửa mặt, toner, dưỡng ẩm, tẩy da chết, peel da, mặt nạ dưỡng da,... Tùy thuộc vào mục đích hướng tới, nhà sản xuất có thể thêm BHA trong sản phẩm của mình với tỷ lệ phù hợp.

Một hoạt chất thuộc nhóm BHA khá quen thuộc với các tín đồ làm đẹp là Salicylic acid. Đây là hoạt chất được sử dụng nhiều và xuất hiện thường xuyên nhất trong các dòng mỹ phẩm hiện nay. Ngoài ra, citric acid cũng là một BHA phổ biến thường thấy trong các sản phẩm hiện nay.

Tác dụng của BHA đối với làn da của chúng ta

BHA được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời và được nhiều người lựa chọn để chăm sóc da. Vậy bạn đã biết những lợi ích khi sử dụng BHA trên da như thế nào chưa? Hãy cùng tham khảo những thông tin về công dụng của hoạt chất này dưới đây nhé. 

BHA làm sạch sâu tẩy tế bào chết

BHA thuộc nhóm axit, có tác dụng chính là làm sạch sâu. Hoạt chất này giúp xử lý sạch bụi bẩn từ sâu bên trong nhờ khả năng tan trong dầu. Chính vì vậy, tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa trên da của bạn sẽ được xử lý sạch sẽ.

BHA làm thông thoáng lỗ chân lông

Đồng thời, tình trạng bít tắc lỗ chân lông cũng được giải quyết triệt để. Đặc biệt, với hoạt chất này, bạn không cần thực hiện các động tác kỳ cọ hay chà xát. Bởi, các phân tử BHA thấm sâu vào từng nang lông và tế bào. Từ đó, hoạt chất này giúp da thông thoáng, loại bỏ môi trường tiềm năng của vi khuẩn tác động lên da. Đồng thời, các lớp sừng, tế bào chết trên da cũng được xử lý sạch sẽ. Da được thanh lọc triệt để với BHA. 

Se khít lỗ chân lông nhờ BHA

Tình trạng lỗ chân lông to, thô ráp có thể bắt nguồn từ việc chưa được làm sạch triệt để. BHA thấm sâu vào từng tế bào giúp các lỗ chân lông đẩy bay mọi bụi bẩn, bã nhờn. Nhờ đó, tình trạng bí, tắc trên da được khắc phục tối đa. Đây cũng là lý do lỗ chân lông được se khít đáng kể khi sử dụng BHA hợp lý. 

công dụng của BHA

BHA giúp làm đều màu da và se khít lỗ chân lông

BHA đẩy nhân mụn dưới da

Nếu bạn đang gặp vấn đề với mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen và đang cần một liệu pháp thích hợp để loại bỏ chúng thì BHA là gợi ý hoàn hảo. Hoạt chất này giúp đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào. Do đó, các nốt mụn cũng được đẩy nhanh giai đoạn, đưa lên bề mặt da, trồi nhân mụn. Mụn bị đẩy lên, khô cồi và được nặn sạch (nhờ chuyên viên) giúp da bạn mịn màng nhanh chóng.

BHA giúp bạn đẩy nhân mụn dưới da

Dùng BHA thường xảy ra hiện tượng đẩy mụn

Da được làm sạch sâu từ bên trong giúp loại bỏ môi trường phát triển của mụn. Đó cũng là lý do tại sao sử dụng BHA giúp bạn khắc phục vấn đề này nhanh chóng. Tùy từng loại mụn, bạn có thể tham khảo và chọn BHA theo tỷ lệ phù hợp. Hiện nay, các tỷ lệ BHA được sử dụng thường có nồng độ từ 5 - 10%.

BHA giúp làm đều màu da

Như đã nói trong nội dung trên, BHA là hoạt chất giúp làm sạch sâu hiệu quả. Các lớp sừng tế bào được làm sạch khi sử dụng BHA đều đặn, hợp lý. Lớp tế bào chết trên da được xử lý sạch sẽ cũng là lý do da đều màu hơn khi sử dụng BHA.

BHA khác gì so với AHA?

AHA và BHA đều là các chất tẩy da chết hóa học thuộc nhóm hydroxy acid. Cả hai hợp chất đều có tác dụng làm sạch da, xử lý tế bào chết hiệu quả. Vậy BHA khác gì so với AHA?

Trong khi AHA là axit hòa tan trong nước có xuất xứ từ các loại trái cây thì BHA là axit hòa tan được trong dầu. Đó cũng là lý do khiến AHA và BHA có sự khác biệt nhất định trong công dụng:

  • AHA có tác dụng làm sạch bề mặt hiệu quả. Sau quá trình sử dụng, bạn có thể cảm nhận khác biệt rõ ràng thông qua độ mềm mại, mịn màng trên da của mình. 
  • BHA không chỉ có tác dụng trên bề mặt. Hoạt chất này hòa tan dầu nên có thể thấm sâu vào từng tế bào. Nhờ đó, BHA giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết từ sâu bên trong. Đồng thời, dầu thừa trên da cũng được hoạt chất này xử lý tốt nhất. 

Nên dùng BHA hay AHA?

Tùy thuộc vào tình trạng da, loại da và nhu cầu sử dụng, bạn có thể xem xét lựa chọn BHA hay AHA phù hợp nhất với mình. AHA phù hợp hơn với những nàng da khô hoặc da bị tổn thương, cần tìm sản phẩm tẩy tế bào chết. Sản phẩm này nhẹ dịu, ít gây kích ứng và phù hợp với những ai muốn làm sạch da nhẹ nhàng. 

BHA khác gì so với AHA

Nên dùng BHA hay AHA?

Trường hợp bạn gặp phải các vấn đề tăng sắc tố da nhẹ như đồi mồi, nám hay nếp nhăn còn mới, sử dụng AHA cũng là gợi ý giúp bạn giải quyết vấn đề. Lưu ý, trường hợp da của bạn quá nhạy cảm, không nên dùng AHA tránh gây kích ứng. 

Trong khi đó, BHA phù hợp với những ai thuộc da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu. Người đang gặp tình trạng mụn ẩn, mụn đầu đen cũng có thể sử dụng để loại bỏ những vấn đề này. Những ai có làn da nhạy cảm có thể sử dụng BHA với nồng độ thấp. 

Bạn có thể tham khảo: Sản phẩm chăm sóc da từ dòng dược mỹ phẩm DR.BELMEUR

 

Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng AHA và BHA trong chu trình skincare của mình. Đây là cách giúp đẩy nhanh quá trình tẩy tế bào chết, tăng sinh tế bào. Khá nhiều chị em đã áp dụng cách này trong các bước chăm sóc da hằng ngày của mình. Tuy nhiên, làn da nhạy cảm không nên áp dụng cả hai loại tẩy da chết hóa học này trong cùng một lúc. Bên cạnh đó, hãy sử dụng từng loại riêng lẻ trước khi bắt đầu dùng chung. 

Làm thế nào để dùng BHA đúng cách?

Để sử dụng BHA bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Để sử dụng BHA hiệu quả trong chu trình chăm sóc da của mình, bạn phải đảm bảo có đủ các bước skincare từ tẩy trang, rửa mặt, toner, dưỡng ẩm cho đến chống nắng.
  • Nếu sử dụng BHA trong một sản phẩm độc lập, không thuộc một trong các bước trên, bạn có thể sử dụng sau bước rửa mặt và trước bước toner. Đây là cách sử dụng BHA với mục đích tẩy tế bào chết, làm sạch da hiệu quả.

cách sử dụng BHA

Sử dụng BHA đúng cách giúp bạn tái tạo da hiệu quả

  • Nếu dùng BHA trong kem dưỡng, bạn có thể sử dụng sau toner và dưỡng da với kem dưỡng như bình thường. Trong quá trình sử dụng BHA, hãy đảm bảo cấp ẩm đầy đủ cho da. Bởi, hoạt chất này có thể gây tình trạng da khô và bong tróc.
  • Chú ý chọn nồng độ BHA phù hợp với làn da của mình. Nếu mới bắt đầu, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ thấp. Sau khi quen dần, bạn có thể tăng dần nồng độ để da kịp thích ứng. Mức nồng độ thấp nhất của BHA là 1% (phù hợp với làn da nhạy cảm). Đây cũng là nồng độ được nhiều chị em lựa chọn khi mới bắt đầu. Bạn có thể tham khảo cho chu trình skincare của mình. 
  • Ngoài ra, hãy đảm bảo sử dụng các sản phẩm chống nắng đầy đủ trong quá trình dưỡng da này. BHA khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời. Đảm bảo sử dụng kem chống nắng với chỉ số đạt ít nhất SPF 30. Che chắn đầy đủ trước khi ra ngoài cũng là cách giúp bạn bảo vệ làn da của mình. 

Cách chăm sóc da khi đang sử dụng BHA

BHA giúp làm sạch, thanh lọc, thải độc cho làn da hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không có cách chăm sóc phù hợp, bạn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn cho làn da của mình. Để đảm bảo sử dụng BHA hiệu quả nhất, hãy đảm bảo những vấn đề sau:

1. Làm sạch da trước khi dùng BHA

BHA hoạt động tốt khi da bạn đang có tính acid. Điều này có nghĩa là bạn nên hạn chế sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH từ 5.5 trở lên nếu định sử dụng BHA trong chu trình skincare ngày hôm đó. 

Dù là hoạt chất giúp da làm sạch sâu, bạn không nên bỏ qua bước tẩy trang hay rửa mặt khi sử dụng BHA trong quá trình chăm sóc da của mình. Các loại sản phẩm làm sạch da nên chọn loại có thiên hướng cấp ẩm, nhẹ dịu để giảm kích ứng của acid trong các bước tiếp theo. 

2. Cân bằng da sau khi rửa mặt 

Để BHA hoạt động tốt nhất, hãy đảm bảo cân bằng pH cho da trước khi sử dụng hoạt chất này. Ưu tiên lựa chọn các dòng sản phẩm thiên nhiên, lành tính giúp da không bị khô, rát. 

3. Dưỡng ẩm da

Sử dụng BHA có thể gây tình trạng khô da, bong tróc. Do đó, hãy đảm bảo cấp ẩm cho da đầy đủ. Bạn không nên sử dụng thêm các sản phẩm có hoạt chất trị mụn khác trong chu trình skincare của mình để tránh gây tình trạng da khô nứt nẻ.

4. Chăm sóc da khi đang đẩy mụn

Đẩy mụn là tình trạng bình thường khi da đang dùng BHA. Đừng quá hoảng loạn hay sợ hãi. Mụn bị đẩy lên sẽ nhanh chóng khô cồi và tự khỏi. Kết thúc thời gian này, bạn sẽ sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng. Trong giai đoạn này, tuyệt đối không dùng tay sờ, cạy, nặn lên vết mụn. Bạn có thể đến các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện để lấy nhân mụn chuẩn y khoa, đảm bảo không gây viêm sưng. 

Bên cạnh đó, việc lo lắng cho rằng bản thân bị break out khi bị đẩy mụn và dừng dùng BHA có thể khiến bạn không thu được kết quả như ý. Hãy kiên trì theo đuổi để đạt được kết quả mong muốn. Bạn có thể phân biệt đẩy mụn và break out bằng cách trả lời 3 câu hỏi sau:

  1. Vết mụn nổi lên đều là mụn cũ, mụn ẩn đã có trên da?
  2. Không có vùng da bị mụn mới?
  3. Các vết mụn mọc nhanh chóng khô cồi và lành hẳn?

Nếu các câu trả lời trên đều là đúng, bạn đang đẩy mụn. Nếu các câu trả lời cho câu trên đều là sai, bạn đang bị break out. Trong trường hợp break out, hãy ngừng sử dụng BHA để tránh tình trạng nặng thêm. 

BHA đem lại hiệu quả cao khi sử dụng để tẩy da chết và làm sạch sâu dưới da. Chính vì vậy, đây chính là hoạt chất mà bạn có thể đưa vào chu trình chăm sóc da, giúp da bạn đẹp hơn mỗi ngày. Hãy tham khảo thông tin trong bài viết trên và chọn cho mình sản phẩm BHA phù hợp nhất để bắt đầu làm đẹp với hoạt chất này nhé.


Xem thêm:

10 chất cấm có mặt trong hóa mỹ phẩm gây hại cho da mà bạn nên tránh xa

Alcohol là gì? Alcohol (cồn) trong mỹ phẩm tốt hay xấu

Đặc điểm và cách nhận biết 5 loại da mặt cơ bản

Melanin là gì? Melanin có lợi hay có hại cho da?

Nguồn tham khảo:

AHA vs. BHA: What’s the Difference? - https://www.healthline.com/health/aha-vs-bha

home.relatedBlogs